Khi xuất hiện tình trạng nổi đốm nâu trên da không ngứa, người bệnh thường lo lắng vì các đốm này có thể biểu hiện cho các vấn đề nghiêm trọng. Vậy danổi đốm nâu không ngứacó nguy hiểm không? Có ảnh hưởng gì tới sức khỏe? Điều trị bằng cách nào? Bài viết sau đây của thạc sĩ bác sĩ Vũ Thị Thùy Trang, Chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da BVĐK Tâm Anh TP.HCM sẽ giải đáp cụ thể vấn đề này.
Da nổi đốm nâu không ngứa là gì?
Da nổi đốm nâu không ngứa là tình trạng tăng sắc tố melanin do nhiều nguyên nhân gây ra. Tình trạng này có thể không phải là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm, nhưng ảnh hưởng lớn đến diện mạo, khiến nhiều người tự ti về vẻ ngoài của bản thân. Vì vậy, việc điều trị tình trạng nổi đốm nâu trên da ở mặt, tay và chân là vấn đề được nhiều chị em quan tâm.
Nguyên nhân da nổi đốm nâu không ngứa
Các nguyên nhân khiến danổi đốm nâu không ngứa:
1. Da tiếp xúc ánh sáng mặt trời
Không che chắn, để da tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với ánh nắng mặt trời khiến da bị rối loạn sắc tố hoặc tổn thương. Từ đó làm cho da nổi đốm nâu không ngứa. Tình trạng này có thể xảy ra ở mặt, cánh tay, vai, mu bàn tay…
2. Thay đổi nội tiết tố
Việc nổi đốm nâu trên da không ngứa có thể là nám hoặc tàn nhang, xuất hiện phổ biến ở nữ giới. Chủ yếu vào thời điểm tiền mãn kinh, mang thai, cho con bú, chu kỳ kinh nguyệt, nội tiết tố thay đổi làm cho da tăng sắc tố, nổi đốm nâu trên da (mặt, 2 bên má, chân, tay).
3. Viêm da cấp tính
Tình trạng viêm da cấp tính, có liên quan đến tình trạng nổi mụn trứng cá, chàm lâu ngày, vảy nến… làm thay đổi sắc tố da, gây nổi đốm nâu trên da không ngứa.
4. Tác dụng phụ của thuốc
Các loại thuốc chống viêm steroid, thuốc chống trầm cảm, loạn thần, co giật hay tetracyclin có tác dụng phụ là thúc đẩy sản xuất melanin trên da. Từ đó khiến da hình thành sạm, nổi đốm nâu trên da không ngứa.
5. Ung thư da
Các trường hợp ung thư da tế bào gai, tế bào đáy hoặc bệnh hắc tố da có thể làm da nổi đốm nâu không ngứa. Các đốm nâu này không những không biến mất mà còn xuất hiện nhiều hơn. Lúc này, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để khám, chẩn đoán và điều trị sớm.
6. Nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân kể trên, tình trạng da nổi các đốm màu nâu không ngứa còn do:
- Tuổi tác: sau tuổi 40, da mất dần tính đàn hồi, giảm sản xuất melanin, dễ bị tổn thương, bắt đầu xuất hiện sạm và nổi đốm nâu trên da không ngứa.
- Di truyền: gia đình có người thân từng bị nổi đốm nâu trên da không ngứa có nguy cơ di truyền cho thế hệ sau.
Đốm nâu trên da không ngứa có cần điều trị không?
Đốm nâu trên da không ngứa nên điều trị càng sớm càng tốt. Tuy tình trạng này ít gây nguy hiểm nhưng làm ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ, gây mất tự tin khi giao tiếp. Do đó, người bệnh nên đến các Chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da uy tín để khám và điều trị sớm.
Da nổi đốm nâu không ngứa có ảnh hưởng tới sức khỏe?
Da nổi đốm nâu không ngứa không ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng tác động sâu sắc đến thẩm mỹ da. Chị em có thể cảm thấy không thoải mái và tự ti, đặc biệt khi đốm nâu xuất hiện ở mặt và tay.
Vì vậy, khi da nổi đốm nâu không ngứa, bạn nên lựa chọn các phương pháp ứng dụng công nghệ hiện đại để đảm bảo hiệu quả và an toàn khi điều trị.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Đến gặp bác sĩ khi xuất hiện các triệu chứng sau:
- Đốm nâu có sự thay đổi: bất kỳ sự thay đổi nào về hình dáng, màu sắc và kích thước của đốm nâu cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng, chẳng hạn như ung thư da. (1)
- Đốm đen không đều hoặc có các điểm bất thường: những đốm có các đặc điểm như: màu đen, tăng dần kích thước, có đường viền không đều, có nhiều màu sắc khác thường, đang chảy máu.
Phương pháp chẩn đoán đốm nâu trên da không ngứa
Phương pháp chẩn đoán đốm nâu trên da không ngứa chủ yếu là thăm khám bằng mắt, quan sát hình thái của đốm nâu, sinh thiết da làm giải phẫu bệnh và đưa ra kết luận.
Cách điều trị cải thiện tình trạng da nổi đốm nâu không ngứa
Hiện nay, có 2 phương pháp cải thiện tình trạng da nổi đốm nâu không ngứa:
1. Điều trị bằng công nghệ
Những phương pháp được áp dụng để khắc phục hiện tượng da nổi các đốm nâu hiện nay bao gồm:
- Sử dụng công nghệ laser phá vỡ những hạt sắc tố melanin hoặc bốc bay lớp tế bào sừng chứa sắc tố trên cùng, giúp da trở lại màu sắc ban đầu. Tuy nhiên, trước khi điều trị bằng kỹ thuật laser, bạn phải có sự kiểm tra kỹ lưỡng của Chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da về tình trạng da.
- Mài mòn da là phương pháp loại bỏ các đốm nâu trên da không ngứa nhưng không được khuyến khích sử dụng vì nguy cơ tổn thương da hay có nguy cơ tăng sắc tố sau viêm.
- Sử dụng acid hoặc hóa chất để loại bỏ phần da bị tổn thương, sạm màu và thay thế bằng các tế bào da mới.
2. Điều trị tại nhà
Phương pháp điều trị các đốm nâu trên da bằng phương pháp tự nhiên có thể thực hiện tại nhà nhưng có cần kết hợp song song với điều trị tại Chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, cụ thể:
- Các sản phẩm đặc trị có chứa thành phần retinoid, vitamin C, acid α hydro, acid kojic, azelaic acid giúp làm mờ các đốm nâu trên da không ngứa, ngăn sản xuất quá mức melanin, chống oxy hóa, cải thiện các tổn thương da hiệu quả.
- Sử dụng các loại tẩy tế bào chết định kỳ có chứa AHA, BHA mỗi tuần.
Hướng dẫn chăm sóc da đúng cách hỗ trợ điều trị hiệu quả
Ngoài những phương pháp điều trị kể trên, bạn cũng cần phải bảo vệ da đúng cách:
- Che chắn đúng cách và bôi kem chống nắng thường xuyên để hạn chếda tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
- Không quá lạm dụng các loại mỹ phẩm, sử dụng sản phẩm chất lượng, thích hợp với da, có chứa thành phần an toàn.
- Chăm sóc da đúng cách, đều đặn mỗi ngày và trước khi đi ngủ.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng và luyện tập thân thể hợp lý, duy trì lối sống lành mạnh, stress để tăng sức đề kháng cho da.
- Trong những trường hợp như da thường xuyên thay đổi màu sắc, kích thước, hình dạng hoặc nổi nhiều đốm nâu trong thời gian dài thì bạn cần tìm đến các chuyên gia da liễu để thăm khám và xử lý đúng cách.
Chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM là một trong những địa chỉ uy tín và chất lượng hàng đầu trong lĩnh vực thẩm mỹ da. Tại đây, khách hàng sẽ được khám và tư vấn bởi các bác sĩ giàu kinh nghiệm, được điều trị da nổi đốm nâu ngứa chuẩn y khoa, an toàn và hiệu quả.
Các thủ thuật được thực hiện trong môi trường đạt tiêu chuẩn y tế. Ngoài ra, khách hàng cũng được theo dõi, chăm sóc và kết hợp đa phương pháp trị liệu để đảm bảo kết quả tốt nhất khi điều trị da nổi đốm nâu ngứa.
Hầu hết các trường hợp da nổi đốm nâu không ngứa không gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Vì vậy, bất kỳ ai cũng nên chăm sóc và bảo vệ da đúng cách để giúp da khỏe mạnh, luôn sáng bóng, hạn chế nguy cơ nổi đốm nâu trên da cũng như mắc các bệnh về da khác.